Người Việt Tỵ Nạn Tại Philippines
Houston 77083
United States
trungngu
Tháng 5 năm 1975, ngay sau ngày Miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay Cộng sản, Một số chiến hạm Mỹ cập bến tại căn cứ Hải Quân Subic và Clark mang theo hang ngàn người Việt vốn được xem như là nhửng người gia đình thuộc các binh lính va công nhân Phi đả từng làm việc tại Việt Nam, đa số do không phải là vợ con chính thức, cho nên những người Việt này đã không được Luật Pháp của Phi thừa nhận.
Những người Việt đầu tiên này sống cơ cực, trên đất Phi, không thân nhân, không nghề nghiệp,với đôi bàn tay trắng cùng những nỗi lo âu chồng chất.
.Trong khu vực ĐÔNG NAM Á, Phi luât tân là một nước nghèo. Cũng trong thập niên này “1970 - 1980” nước Phi lại đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị trầm trọng với những áp đặt khắc nghiệt chế độ thiết quân luật dưới thời Tỗng ThốngFerdinand Marcos
Tháng 7 năm 1975, Những thuyền nhân Việt nam đầu tiên cập đảo PALAWAN và vịnh SUBIC bay. Tất cả đều bị đẩy ra khơi sau khi được cung cấp xăng dầu. Cựu Tổng Thống Marcos đã tuyên bố trên hệ thống vô tuyến việc không cấp giấy phép nhập cảnh cho các thuyền nhân chính trị, vì vậy thuyền nhân không được lên bờ nếu không chịu rời hải phận Phi
Năm 1978 khi có quá nhiều thuyền nhân cập bến cùng một lúc, nhất là khi các tàu Cap Anamour vớt người và mang vào hải phận Phi hơn 600 người một lúc,Chánh phủ Phi đã không cho phép tàu Tùng An cập bến vì đã chở hơn 3000 người trên tàu. Nhóm Tùng An phải sống trên tàu tại Manila-bay trong hơn một năm. Nhờ sự can thiệp của Giáo Hội Phi họ mới được đưa về sống tại đảoTara cho đến cuối năm 1979, để tiếp tục được di chuyển hoặc về PFAC, hay về trại Bataan
Với những dữ kiện thu thập được qua cơ quan RACC “ Refugee Assitance Adhoc Committee” đây là cơ quan tiền thân của CADP “Center for Assistance to Displaced Person” tất cả đều do Hội Đồng Giám Mục Phi thành lập để giúp đỡ cho người tỵ nạn, và cơ quan này đã thành công trong việc can thiệp với chính phủ cho phép người Tỵ Nạn Việt nam được luu ngụ trên đất nước Phi trong thời gian chờ đợi chấp nhận vào một quốc gia thứ 3
Tháng 9 năm 1975 Hội Đồng Giám Mục Phi đã chính thức thành lập Trung Tâm Trợ Giúp Người Vô Gia Cư gọi tắt là cơ quan CADP và đề cử Sr. Pascale Lê Thị Tríu làm GiámĐốc Điều Hành
PALAWAN
Nằm cách quần đảo trường Sa 300 dặm về hướng Đông, Palawan hòn đảo lớn thứ năm của nước Phi, nổi tiếng với các cảnh đẹp thiên nhiên và lònghiếu khách cùa người dân địa phương, là nơi cập bến của nhiều thuyền nhân Việt nam trên bước đường tìm tự do.
Vào những năm đầu tỵ nạn, các thuyền nhân cập bến thường xin tá túc tại các nhà thờ, tu viện hoặc các trường học để sau đó được đưa đến các trại tỵ nạn khác tại Manila.
SINH HOẠT CỦA TRẠI TỴ NẠN NHỮNG NĂM ĐẦU TIÊN
Năm 1979, trước số lượng người Việt vượt biển tìm tự do ngày càng gia tăng. Trại Lánh Cư Đầu Tiên ( Philippine First Asylum Camp - PFAC ) tại Palawan được thành lập.
Trong những ngày đầu tiên, sinh họat của các thuyền nhân hết sức đơn giản. Vùng đất xây trại PFAC trước đây là một trại lính thuộc bộ tư lệnh miền tây ( WESCOM ), đồng thời cũng là khu nuôi ngựa. Những thuyền nhân đầu tiên đến đây phải nương náu trong những chuồng ngựa bỏ hoang, một số khác tự dựng những túp lều để che nắng mưa. Phần lớn thời gian trong ngày được dung vào việc lụm củi, lấy nước, Thuyền nhân không được ra khỏi trại, các hình thức sinh họat, giáo dục, buôn bán, đổi chác với dân địa phương đều bị nghiêm cấm.
Làn Sóng thuyền nhân tỵ nạn càng ngày tăng cao, bất chấp những hiểm nguy của sóng gió và những đe dọa Hải Tặc. Số lượng thuyền nhân tăng cao, từ đó trại PFAC từ từ hình thành có quy củ hơn, với sự trợ giúp của văn phòng CADP các khu nhà được xây dưng, giếng nước được các thuyền nhân hợp tác đào giếng lấy nước cho các nhu cầu sinh họat hằng ngày, cũng vào những thời điểm này cho đến hết cuối năm 1988, Thuyền nhân Việt nam tại trại PFAC vẫn còn được hưởng những quy chế hết sức dể dãi, cùng những sinh họat cộng đồng hết sức phong phú đa dạng. trong thời gian này, mọi người đều được đương nhiên công nhận là tỵ nạn chính trị và rồi được tái định cư tại một quốc gia thứ 3.
Chương Trình Hành Động Tòan Diện
Báo động… Số lượng thuyền nhân tồn đọng trong các trại tỵ nạn vùng Đông Nam Á tiếp tục tăng vọt một cách đáng sợ, các quốc gia cho tạm dung lần lượt lên tiếng đóng cửa, Bắt đầu bằng Hồng Kông vào năm 1988. Phi Luật Tân là quốc gia đóng cửa sau cùng với mốc là ngày 21 tháng 3 năm 1989
Tiếp bước những diễn bịến trên, ngày 14 tháng 6 năm 1989 tại Geneva đã diển ra một Hội Nghị Quốc Tế bao gồm các quốc gia cho tạm dung và định cư người tỵ nạn Đông Dương để định đọat một giải pháp cho các vấn đề này. Hội Nghị kết thúc sau 3 ngày nhóm họp với sự ra đời của Chương Trình Hành Động Tòan Diện ( Comprehensive Plan of Action ), gọi tắt là CPA.
Theo chương trình này, tất cả thuyền nhân cập bến sau ngày đóng cửa quy định bởi quốc gia tạm dung sẽ không được đương nhiên công nhận tư cách tỵ nạn chính trị như trước đây. Thay vào đó, họ phải trải qua một qúa trình gọi là Thanh lọc ( PS - Philippines Screening ) để xác định tư cách tỵ nạn chính trị của mình trước khi được chấp nhận tái định cư tại một quốc gia phương tây. Ngược lại nếu họ không chứng minh được ,họ sẽ bị gán cho là các di dân kinh tế và bị trục xuất về Việt nam, nơi họ đã liều mình vượt thóat khỏi manh vuốt của Cộng sản.
Chương trình thanh lọc thuyền nhân để xác định tư cách tỵ nạn kéo dài cho đến giữa năm 1992. Những thuyền nhân bị rớt thanh lọc vẫn còn một cơ hội chót, tuy rất mong manh, qua đơn kháng cáo đến một Ủy Ban Đặc Nhiệm thường được gọi nôm na là Task Force.
Đến cuối năm 1993 chương trình thanh lọc có thể được xem chấm dứt.
Bắt đầu từ năm 1991 trở đi, Cao Ủy Tỵ Nạn bắt đầu thiết lập và dần đẩy mạnh chương trình tự nguyện hồi hương. Bên cạnh đó, đời sống thuyền nhân trong trại ngày càng trở nên khó khăn với những cấm đóan đi lại, làm ăn, buôn bán, học hành, v.v…
Sang đến năm 1994, thuyền nhân chỉ được phép ra khỏi trại không qúa 2 tiếng đồng hồ, các trường học bị đong cửa, thư tín bị hạn chế, Lương thực bị cắt giảm, người dân bị buộc làm lao động công ich bên ngòai trại để đổi lấy phần lương thực chu cấp hằng ngày.
Cuộc sống tỵ nạn luôn đầy rẩy những lo âu thất vọng,Dặc biệt đối với những thuyền nhânkhông được công nhận tư cách tỵ nạn chính trị, với những đồng bào này, đó là nhựng chuỗi ngày luôn nơm nớp lo âu về một ngày mai bất định. Cũng là những chuổi ngày nhịn nhục, kiên nhẫn chờ đợi và hy vọng vào một kết thúc tươi sang .
Thuyền nhân, kể từ ngày cập bến đến quốc gia tạm dung, thật sự đã mất đi khả năng định đọat cho số phận của mình. Những lo âu, những bất lực khi lên đến đỉnh cao và có cơ hội thường được chuyển thành những xáo trộn thật sự dưới hình thức của các cuộc Biểu tình đầy cam khổ.
Cuộc Biểu Tình 9 ngày đêm tháng 12 năm 1992
Thượng tuần tháng 12 năm 1992, sau khi nghe bản tin phát thanh của đài BBC lên án chính sách vi phạm nhân quyền của chính quyền Cộng sản hà nội, Đại Đức Thích thông Đạt thuộc chùa Vạn Đức, cùng một số đồng bào tiến hành biểu tình tuyệt thực ngay trước văn phòng Cao Ủy Tỵ Nạn. Tuy đã có những manh nha biểu tình nhưng mọi người hết sức ngỡ ngàng do thời cơ chưa có chin mùi và nguyên nhân biểu tình chưa thật chính đáng.
Ngay lập tức, nhiều hội đoàn, đoàn thể cùng càc tôn giáo khác hội ý để có biện pháp hổ trợ. Ngay trong ngày đầu tiên, mục tiêu đấu tranh đã chuyển sang đòi yêu sách cho một cuộc tái thanh lọc trước đây. Cuộc biểu tình tuy khong là số đông cho mọi người tham gia, nhưng tỏ ra hết sức quyết liệt do việc tuyệt thực. Nhiều thanh niên ngồi xếp hang đầu chit khăn trắng, mặc cho nắng gío, phong sương, Nhiều anh chị em đã xĩu đưa đi cấp cứu sau vài ngày không ăn uống.
Cuộc biểu tình chỉ chấm dứt sau khi có sự can thiệp của Linh mục Nguyễn trọng Tước và Đức Ông Nguyễn văn Tài, theo đó Cao Ủy Tỵ Nạn phải ngồi vào bàn thương thuyết với thuyền nhân sau khi những người biểu tình giải tán
Cao ủy đã nuốt lời. Thật sự không hề có cuộc thương thuyết nào đã diển ra.
Cuộc Biểu Tình 65 ngày đêm tháng 12 năm 1993
Đến cuối năm 1993, chương trình thanh lọc đã chấm dứt tòan bộ với hầu hết các kết qủa đã được công bố. Đại đa số những đồng bào có mặt tại trại đều bị từ chối quyền tỵ nạn và đang được khuyến khích hồi hương theo chương trình tự nguyện với nhựng khỏan trợ cấp giúp tái tạo cuộc sống tại quê nhà do Cao Ủy tỵ nạn tài trợĐược biết tin sẽ có một Hội nghị về người tỵ nạn Đông dương tại Geneva vào trung tuần tháng 2 năm 1994, mọi người đều hy vọng từ đây sẽ nhóm lên những chính sách nhân đạo hơn là hồi hương. Đại đa số đều có y nghĩ cần phải hành động để đưa thực trạng thuyền nhân dến bàn họp. Đả có những tính tóan cho một cuộc biểu tình lần thứ hai dự trù vào khỏang tháng giêng 1994. Tuy nhiên, sự việc đã diển ra sớm hơn dự địnhVào một dêm cuối năm 1993, anh Nguyễn văn Dũng, nguyên hội trưởng Hội Thanh Niên Phụng Sự, lên cơn suyễn cần được đưa đi cấp cứu, do phương tiện chuyên chở không kịp thời, anh đã qua đời tại bệnh viện quân đội thuộc bộ tư lệnh miền tây ngày hôm sau. Ngay sau khi biết tin mọi người đều cảm thấy phẩn uất, liền kéo nhau đến trước Văn phòng Cao Ủy Tỵ Nạn để phản đối và ra yêu sách về những cải tổ y tế cho người dânTuy nhiên, cũng như lần trước, ngay sau đó, mục tiêu đấu tranh chuyển qua việc lên án thanh lọc bất công đề đòi quyền tỵ nạn, cuộc biểu tình kéo dài 65 ngày đêm, kết thúc vào chiều Valentine 14 tháng 2 năm 1994, ngay sau cuộc họp Geneva kết thúc với kết qủa bất lợi cho thuyền nhân, Qua cuộc họp này, chương trình Hồi hương vẫn tiếp tục được đẩy mạnhKéo dài 65 ngày đêm, cuộc biểu tình đã trải qua nhiều song gío cũng như phải đi đến những quyết định thật cam go. Ngay sau vài ngày bắt đầu biểu tình đồng bào phải đương đầu những đe dọa vũ lực từ phía Bộ Tư lệnh Quân Đội. Cao điểm của cuộc biểu tình diễn ra khi quân đội Phi quyết tâm giải tán bằng vũ lực, khi đó cuộc đấu tranh đi đến giai đọan tuyệt thực quyết liệt. Nhóm người biểu tình bị cách ly không được cung cấp lương thực, và nước uống trong suốt một ngày cho đến khi được giải cứu bằng quyết tâm và xả thân quên mình bởi chính đồng bào còn lại. Trong thời gian xô xát, một số người đã bị bắt đi biệt giam và chuyển đi Manila. Trong đó có Đại đức Thích Thông Đạt, về sau, vị này được công nhận quyền tỵ nạn và đi định cư tại Hoa Kỳ, một số khác tự nguyện hồi hương các năm sau đó.
Cưỡng Bức Hồi Hương tháng 2 năm 1996Tháng 6 năm 1996 được quy định là điểm kết thúc Chương Trình Hành Động Tòan diện, theo đó Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hợp Quốc sẽ rút tòan bộ những tài trợ và họat động dành cho người tỵ nạn còn lại,Các Quốc Gia tạm dung bị ép phải đối phó một mình với các vấn đề thuyền nhân.Cuộc sống tỵ nạn tiếp tục lầm than với bến bờ vô vọng. Vào những ngày tháng cuối của năm 1995 đã có những dấu hiệu và tin tức về một khả năng của cuộc cưỡng bức hồi hương. Tuy nhiên, trong thâm tâm mọi người đều hy vọng rằng, là một đất nước với truyền thống Công Giáo lâu đời, Phi luật Tân sẽ là quốc gia cuối cùng hoặc có thể sẽ không thực hiện chương trình này. Ngược lại tất cả nhũng dự đóan và hy vọng deu khong thanh su that Phi Luật Tân Là Quốc Gia Đầu Tiên Thực Hiện Chương Trình Cưỡng Bức Hồi Hương Trong Vùng. Ngày 7 tháng 2 năm 1996- đồng bào thuyền nhân bị kêu tập trung để kiểm diện và chuyển sang giam tại Khu Quân Sự. Sự việc lúc đầu diển ra trong ôn hòa, mọi người, sau một thời gian ngắn chờ đợi đã tản về lại nhà của mình. Vào lúc 9:30 AM cùng ngày..Số thuyền nhân bị bắt và đã được đưa đi một một cách đột xuất vào Khu quân Đội . Lúc này mọi người mới hiểu rằng – Chương Trình Cưỡng Bức Hồi Hưong thật sự bắt đầu.Ngày 10 tháng 2 năm 1996 – một cuộc càn quét thật sự đã diễn ra với sự phối hợp của Quân đội và Cảnh Sát. CHÙA VẠN ĐỨC bị bao vây trước tiên. Nhiều người bị đánh đập và đem bắt lên xe, bàn thờ bị đạp đỗ. Sau đó, lính và Cảnh Sát chuyển sang bố ráp ở các khu trại gôm các khu 1,2,3,4,8 ( “5,6,7,” đã bị cháy ngày thứ sáu 13 tháng 10 năm 1995”) khác trong trại. Nhiều người phải tìm cách lẫn trốn bằng mọi phương cách – chui ống cống - ẩn mình trong hầm cầu – trốn vào chuồng gà – núp trên trần nhà v.v… Kết qủa 130 người bị bắt đem đi giam tại một khu quân sự Trong số những người bị bắt đi có Ni cô Thảo của Chùa Vạn Dức ( Ni cô Diệu Thảo sau này được Sr.Pascale đứng ra can thiệp mới thóat khỏi bị đưa về Việt nam )* *5:00 am ngày 14, lính Phi đã tách rời Ni cô khỏi nhóm người bị giam trước khi đưa những người bị giam còn lại ra phi đạo,Ngày Quyết ĐịnhNgày 14 tháng 2 năm 1996 – số người bị bắt nói trên vẩn bị đưa ra Phi Trường và đưa lên chuyến Phi cơ từ Việt nam sang. Lúc bấy giờ là 6:00 amTrước tình cảnh nguy khốn của các Đồng Bào đang bị cưỡng ép. Hội Trưởng Hội Phụ Nữ lúc bấy giờ ( là bà Trần thị Út ) đả hội kiến chớp nhóang với Sr. Pascale và Linh Mục CrayFord Chánh Xứ Nữ Vương Hòa Bình đả cùng tòan bộ thuyền nhân trong trại tỵ nạn tràn lên phi đạo nhằm ngăn chặn không cho phi cơ cất cánh. Đối với anh chị em lảnh đạo phong trào lúc đó, đây là dịp để chưng tỏ với Thế Giới biết niềm Tự Do chân chính lâu nay vẩn bị bóp méo hoặc đè nén của những con người đả liều mình Vượt Biển bỏ lại đằng sau quê hương, gia đình đang bị đọa đầyẨu đả, xô xát đã xảy ra giửa những thuyền nhân tay không nhưng gan dạ và những người lình có vũ trang đầy mình, nhiều người đã ngất xỉu dưới các sức ép của vòi rồng. Cuối cùng cuộc biểu tình cũng đã kết thúc, phi cơ cất cánh với 89 người bị cưỡng bức trở về. Những đau khổ tuyệt vọng bế tắc của thuyền nhân đã được truyền nhanh chóng qua các phương tiện truyền thông, đánh động lòng thương tâm của đồng bào Phi, cùng với hình ảnh chuyến bay hồi hương lịch sử đó gây uất hận cho những đồng bào bị ra về trong tủi nhụcTuy nhiên hình ảnh đó, đã đánh động lòng từ tâm của mọi người trên thế giới, để rồi chẳng những lay động Chánh Quyền thay đổi lập trường mà còn lôi kéo dân bản xứ về với người Tỵ nạn Lòng bao dung, Cởi mở đã được gởi đến cho tất cả mọi nguoi sau nay.
Minh le ( theo tai lieu cua VP. CADP)
Kết quả xổ số trong Đêm Hội Ngộ Tri Ân và Gây Chút Quỹ cho VOICE sep,6th 2015
tại Houston TX
Giải Nhất # 3492 Tivi 55’’ người trúng giải Phú LA ( Directv Lãng Nguyễn bảo trợ)
Giải nhì # 0816 Iphone 6 người trúng giải Tess ( Phils ) Thắng Dung bảo trợ )
Giải ba # 1970 gift card 200 người trúng giải Bạch CĐTD (Dũng John Legaspi bảo trợ )
Giải tư #0124 Xâu chuổi người trúng giải A Hoàng Xuân Lý ,, Anh Chị Hải Lan Cali bảo trợ
Giải năm #2564 Xâu chuổi người trúng giải Tài huỳnh ,, Anh Chị Hải Lan Cali bảo trợ
Giải tư #3430 Xâu chuổi,,, người trúng giải HAC ,, Anh Chị Hải Lan Cali bảo trợ
Giải may mắn cuối cùng cái Gối Tempur Chị Quân phương bảo trợ #3087 người trúng giải Vy Võ
Kết quả xổ số những giải may mắn trong Đêm Hội Ngộ tại Houston Lần 2
July 1, 2012
Giải 3 mang số 1653 1 gift card trị gía $100
(Chưa có Người Nhận)
. Giài 2 mang số 1374
Television 32” plasma( Bảo Trợ Ông Bà Anh Trinh )
người trúng giải là
Nguyễn Đắc Hào
Cựu Thuyền Nhân Palawan
.Giải 1 mang số 1080 Tấm Nệm Tempur pedic Queen sise ( Bảo Trợ Ông Bà Lãng Nguyễn Direct Furniture ) người trúng giải là Chị Hương ( Đội Andres) cựu Thuyền Nhân Palawan
với Mục Đích Góp Một bàn Tay cho Người Tỵ nạn
Trong Chương Trình VOICE của Luật Sư Trịnh Hội
Người Việt Tỵ Nạn Tại Philippines
Houston 77083
United States
trungngu