Người Việt Tỵ Nạn Tại Philippines
Houston 77083
United States

trungnguyen@tynanphilippines.com

Facebook

  • HomeClick to open the Home menu
    • Đóng Góp 01/07/2012
    • Kỷ Niệm
  • Video Tình Yêu nỗi nhớClick to open the Video Tình Yêu nỗi nhớ menu
    • Video Kỷ Niệm Palawan
    • Video Trại Bataan
    • Video họp mặt 27/8/2006
    • Video Hội Ngộ 2011 Houston
    • Video Hội Ngộ 2012 Houston
  • Vote
  • Chia Sẻ - Tìm Người ThânClick to open the Chia Sẻ - Tìm Người Thân menu
    • Tin Tức Tin Tức Tin Tức
    • Posts - Bài viết
  • RememberClick to open the Remember menu
    • Photo
    • Audio
    • Video Gallery
    • Video Ký Hiệp Ước Cho Người Tỵ Nạn
  • Hình Ảnh PFAC & PRPCClick to open the Hình Ảnh PFAC & PRPC menu
    • Hình Ảnh Đáng Nhớ nhất
    • Thanh Niên Công Giáo PFAC
    • Thiếu Nhi Thánh Thể PFAC
    • Trại Palawan PFAC
    • Trại Bataan PRPC
  • Hình Ảnh Hội NgộClick to open the Hình Ảnh Hội Ngộ menu
    • Làng VIệt nam
    • Cơ Quan VOICE Philippines
    • Hình Họp Mặt 2006
    • Hình Ảnh Hội Ngộ Houston 2011
    • Hình Ảnh Hội Ngộ Houston 2012
    • Đêm Hội Ngộ Cali 1/15/2012
  • SINH HOẠTClick to open the SINH HOẠT menu
    • Tin Tức Đó Đây
    • Rạng Rỡ Dân Tộc Việt
  • About UsClick to open the About Us menu
    • Copyrights
    • Contact information
    • Disclaimer

News

 

Trịnh Hội


Thông báo với mọi người là những ai muốn trở lại đất nước Philippines, bất kể là đã vào công dân Mỹ, Úc, Canada ... hay chưa, có visa hay không, nếu đã là tỵ nạn và rời khỏi Philippines từ năm 2000 trở về sau, nên liên lạc với anh Hào và VOICE để xem mình có nằm trên blacklist hay không. Nếu có thì cần phải xin giấy re-entry permit. Lệ phí phải đóng cho bộ di trú Philippines là 100 USD chưa kể tiền đi lại và lệ phí cho thiện nguyện viên của VOICE. Xin thông báo cho tất cả các bạn biết.

 

 

Reunited
Thursday, January 15, 2012





UNITY: The group of guests and Hoi Trinh pose for a keepsake for their album.

 

 

By ANH DO

 

Hoi Trinh was a teenager when he left Viet Nam and resettled in Australia. After graduating from law school and starting a career in law, he gave it all up to help with the resettlement of other Vietnamese. While he has several interests, including serving as a popular emcee, his passion has been to find a permanent home for the Vietnamese who have been stranded and stateless in other nations: first the Philippines, and now Cambodia and Thailand.

 MAKING THE ROUNDS: Hoi Trinh (top row, center), photographed here with father Trong (far right), visit guests at different tables to share good wishes.

 In advance of Tet, Trinh held a reunion with many of the refugees he has helped to resettle. We caught up with him

.Q: You and a group of refugees in Orange County reunited earlier this month. Tell us about your celebration.

 

A: We do this every year. It's a chance for all of us to meet up and share stories. Most of the refugees came here in 2005, and at first we did it at Mile Square Park. But last year the Viet-Phi [Vietnamese-Filipino] Refugee Association decided to hold it at a restaurant, and it was a big hit. Over 400 people came and we ran out of space. So they decided to do it again this year. Suffice to say, it was a lot of fun. Some of them came down from San Jose and other states. We were all very close in the Philippines so it was like a big family gathering with lots of food, music and story sharing.

 

Q: First, what is the current status of refugees awaiting asylum? And second, for young Vietnamese Americans new to the issue, please share background on the cause you've championed for, is it close to two decades? How many years exactly has it been?

 A: Well, for the refugees from the Philippines, most of them were stuck there for 16 years. No country wanted them, including Viet Nam, so we had to fight and find them a home. Thankfully after some 10 years of lobbying we succeeded. They are now resettled all over the world: Australia, Canada, Norway and the U.S. The U.S. resettled the bulk of these stateless Vietnamese refugees, some 2,000 of them. I'm now fighting for smaller group of stateless Vietnamese refugees in Cambodia and Thailand. They too have been there since 1989. That's 23 years ago

 A GIFT OF BLOOMS: Flowers are exchanged during a stage presentation.

 Q: What keeps you motivated?

 A: Not much. I know all of them personally. I consider them as part of my extended family so if I didn’t fight for them, I would actually feel guilty about it. Besides, it doesn't require much effort on my part.

 Q: Please outline what needs to be done for 2012.

A: Lobbying for the remaining stateless Vietnamese refugees in Cambodia and Thailand. Fundraising for our NGO, VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment) so that our work can continue. 

 QUARTET: Four refugee women sing a ballad on stage.

 Q: How does having a child keep your work in perspective?

A: It reminds me of how incredibly lucky I am. And that all children deserve to have an identity, a place to call home like my son. It is certainly more difficult now to balance between personal responsibility and public duty but I hope I'm finding it!

 Q: How do you stay ahead of fundraising and how can people help with this?

.A: We managed to raise around $5,000 at our reunion last Sunday. I love the fact that for those who have been since resettled here, they have not forgotten those who are still left behind. It speaks volume of our people's ideals and values. Further, we have also received small donations from friends and supporters who simply share our vision and support our work. VOICE is a 501(c)(3) organization, so they simply write us a check and send it to us. Do feel free to email me at hoitrinh@hotmail.com if you want to find out more about how you want to help.

 

HOMAGE: Hands over their hearts, the gathering salutes the flag.

Photos courtesy of Hoi Trinh

 

 

 

Q: Now you're based again in the Philippines. What's it like to return?

A: Just like going home really. I was there for 10 years and never really left. We reopened our office in September last year so I just get to spend more time there since then. The Philippines is a great country. Filipinos are friendly, outgoing and very open minded. I love it.

Q: Recently, you did a lot of work in Africa. Share with us some of that learning experience.

A: I was there as a consultant for another NGO doing fuel-efficient stove and clean water work in Uganda, Kenya and Haiti. Let's just say it was an eye-opening experience. I wasn't there for that long though so I don't think I know much to talk about. Other than to say there's a lot of work to be done and Rwanda is a lot more developed and well run than I'd initially thought.

Q: How do your emcee duties play into all your other commitments?

A: I only do my hosting gigs on weekends. And not on all weekends for that matter. So all is good. At least it helps pay the bills, and I enjoy making people laugh every now and then.

Q: What are your tips for managing stage frights and/or public speaking?

A: Be yourself. Speak from the heart and people will listen.

This is Part 1 of Nguoi Viet’s interview with Hoi Trinh. Part 2 will continue in February.


 

Norway: Successful fundraiser for Vietnamese refugees

Munken Thich Vien Thao and Trinh Hoi during one of their appeals . Foto: Jessica Ryan

Just over a week ago the Vietnamese community in Norway mobilized in order to help 105 Vietnamese refugees to a better life in Canada.

By: Jessica Ryan

In Thailand there are 105 refugees who recently got the message they have been waiting for the last 24 years. They will finally be able to live in a free country, and they will get an identity. Many of them have felt the terrors of the Vietnam war on both their body and soul, and their fight for a life outside the regime has scarred many of them.


Bac Nam is one of the refugees that will be going to Canada in 1 year. MiVan Løvstrøm met him in Jan2012. Photo: Jessica Ryan

For these refugees the Australian-Vietnamese lawyer Trinh Hoi has been a lifesaver. He spent the last 5 years lobbying so that the Canadian government would accept these 105 refugees, and the fight finally paid off, they said yes. On the conditions that they can pay their own plane ticket and that each of them get sponsored by 5 Canadian citizens. This does not stop Trinh Hoi, if there is no money you have to find it. The result was fundraisers held all over the world, including Norway. He knows firsthand of the hardships the refugees have to face. Trinh Hoi’s father was one of the last Vietnamese boat refugees in the Philippines who ended up in Australia. His decision created opportunities for Trinh Hoi that he would never have had if he was still living in Vietnam.

I am free, and I can do what I want. We are not even talking about getting these people basics like food. They have no identity, no rights, and no hope, says Trinh Hoi.

One of the reasons he chose to take this fight to Canada was that their refugee policy is more flexible than most other countries, and it is considered one of the world’s best countries to live in.After the minister has said yes, a refugee coming to Canada only needs a visa and sponsors in order to move.

In Norway we had to pass a bill in order to get the government to accept boat refugees. We won by two votes last time we tried.

End of May he brought with him the Buddhist monk Thich Vien Thao(now a Canadian) and two internationally acclaimed Vietnamese singers that live in the US to a church in Oslo, Norway. The fundraiser was organized by Viet-Phi with the leader of the organization Norwegian-Vietnamese Centre; MiVan Løvstrøms assistance.

http://www.uriks.no/wp-content/uploads/2012/06/innsamling11-200x300.jpg

Singer My Hyen gave it her all when they performed the songs "Việt Nam Tôi Đâu?" and "Anh Là Ai?". Photo: Jessica Ryan

The Vietnamese culture was well represented on stage as Philip Huy and My Huyen amongst others performed. Two of the songs on the program were heavily discussed prior to the event, as they are considered critical to the regime and could get the regimes attention, and bring harm to those who were singing at, or even arranging the event. The songwriter Viet Chang has been arrested due to the contents of these two songs: ”Việt Nam Tôi Đâu?” and “Anh Là Ai?”. At this point his whereabouts and condition is unknown.

The Vietnamese community was eager to help, and a lot of them showed up at the fundraiser. Those who couldn’t, made their contributions in other ways. The night before Trinh Hoi met with some of the boat refugees that came here 5 years ago. He was impressed by their progress and how well they had integrated into the Norwegian society in such a short time. They had houses, cars, went to school, had good jobs and they were living like good citizens. But most of all he was impressed by their willingness to help others who were experiencing the same hardships they experienced before they got to Norway.

It is touching and rewarding to see these people who have only been here for a few years are already helping those left behind. They are the ones who organized this and they even raised 130 000 NKR before I got here tonight!

In order to get these 105 refugees from Thailand to Canada they have to raise 1.200 000 NKR. In Norway alone 300 000 NKR was raised. For the enxt 3 months Trinh Hoi will work on getting 5 sponsors to each of the refugees, and in January 2013 they plan to start the application processes for all the 105 refugees.

In about 1 years time 105 Vietnamese refugees will have an identity, human rights and they will belong in a country, after being stateless for up to 24 years.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



  • Cuộc Đổi Đời Của Thuyền Nhân Việt Kẹt Lại 16 Năm Ở Philippines

    Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
    2011-04-14

     

     

     

    Từ 2005, sau mười sáu năm dài vật vạ trông mong, cuối cùng gần hai nghìn thuyền nhân từ Việt Nam đến Philippines hồi thập niên 90s để rồi bị kẹt lại đó mười sáu năm mà có lúc suýt bị cưỡng bách hồi hương, lần lượt rời Manila đi định cư theo chương trình nhân đạo của Hoa Kỳ, Anh, Australia, Canada, Na Uy.

     

    Đã có một số không chịu nỗi gian khổ và áp lực mà đã tự nguyện trở về Việt Nam, nhưng vẫn có nhiều người kiên trì bám trụ sống lây lất ở Philippines để hy vọng cuộc đổi đời ở một quốc gia thứ ba.
    Giữ công đầu trong việc vận động cho thuyền nhân Việt đi tìm một cuộc sống mới ngoài Philippines là một người trẻ xuất thân từ ngành Luật ở Australia, Trịnh Hội.

    Đến năm 2005, Trịnh Hội giúp đỡ cho một số người đi Mỹ thì trong đó có ba đứa con của tôi được đi qua Mỹ,

    Ông Tính

    Sau năm năm đến các vùng đất mới, cuộc sống của họ thay đổi ra sao? Ông Tính, hiện định cư tại Vacouver, Canada, vượt biển đến Philippines năm 1992, tức thời gian sau khi các trại tị nạn cho thuyền nhân Việt đóng cửa vĩnh viễn. Cùng vợ con tấp vào Palawan và ở lại đây đến 1998, sau đó cả nhà dắt díu nhau lên Manila:
    Tụi tôi đi ra ngoài buôn bán làm ăn, một số người đi khắp các đảo ở Philippines. Đến năm 2005, Trịnh Hội giúp đỡ cho một số người đi Mỹ thì trong đó có ba đứa con của tôi được đi qua Mỹ, còn riêng hai vợ chồng tôi với một số người khác, khoảng chừng ba trăm người, còn kẹt lại Philippines và tiếp tục chờ đợi.

    Chúng tôi lại được Trịnh Hội xin chính phủ Canada cho định cư. Tháng Ba năm 2008 chúng tôi đặt chân tới Vancouver

    Ông Tính

    Chúng tôi lại được Trịnh Hội xin chính phủ Canada cho định cư. Tháng Ba năm 2008 chúng tôi đặt chân tới Vancouver, được thầy Thích Nguyên Thảo chùa Hoa Nghiêm và một số anh chị em ở đây bảo trợ. Ở chùa một thời gian sau đó ra ngoài mướn nhà và hai vợ chồng kiếm việc làm. Cho đến bây giờ cuộc sống của chúng tôi tương đối ổn định, chúng tôi đi làm suốt từ đó cho tới bây giờ.

    Canada

    Như vậy trên ba trăm trong số hơn một nghìn sáu trăm người kẹt lại Philippines đã đến Canada như lời ông Tính kể lại:
    Trong số đó có những người đem vợ con người Phi đi theo nữa. Riêng về Vancouver thì khoảng hai chục người. Trừ một số già cả qua đây không làm việc được, số đó khoảng 20%, còn lại những người khỏe mạnh đều có công ăn việc làm. Qua bên này rồi nếu chịu khó làm ăn thì mình có tất cả.
    Được hỏi đã vào quốc tịch Canada chưa, ông Tín trả lời:
    Tôi nộp đơn cách đây một tháng, hy vọng cuối năm nay chúng tôi sẽ được vô.
    Cũng từ Canada nhưng là Ottawa, chị Phát, đi cùng đứa con lai sang Phi năm 1992, đến Canada ngày 28 tháng Tư 2008:

    Cuộc sống cũng ổn định, có việc làm tốt. Bước đầu khi qua em cũng được đi học, sau đó làm nhiều việclắm, làm ở hãng, sau đó làm ở toà đại sứ

     Saudi Arabia. Bây giờ vừa học xong khoá esthetician (thẩm mỹ). Qua đây gần ba năm thì tất cả những gia đình dầu qua trước dầu qua sau đều có công ăn việc làm ổn định hết, đời sống tốt hơn ở bên Phi rất nhiều. Những gia đình có vợ Phi chồng Phi thì cũng có việc làm ổn định, coi như hài lòng với cuộc sống. Lúc nào họ cũng nói họ biết ơn đất nước Canada này đã cưu mang họ.
    Ngày 28 tới đây, tròn ba năm được Canada nhận cho định cư, chị Phát sẽ nộp đơn xin thi vào quốc tịch.

    Hoa Kỳ

    Trong lúc những người ở Canada cho rằng cuộc sống đã ổn định, thì một số người tuổi trẻ hơn đang định cư tại Mỹ, lại chia sẻ rằng tuy cuộc sống khá hơn và vui hơn nhưng mọi sự chưa đâu vào đâu cả. Đó là trường hợp anh Hào ở Santa Ana, Nam California.
    Rời Việt Nam từ năm 1989, kẹt lại Philippines mười sáu năm rưỡi, năm 2005 anh Hào được Hoa Kỳ nhận cho định cư:
    Làm đủ thứ nghề hết, làm công, lái xe, noí chung cái gì có thể làm được thì làm để sinh sống để hội nhập vào xã hội mới.
    Để mong có một nghề chuyên môn và vững chắc, anh theo học ngành kỹ nghệ điện lạnh và đang ở năm cuối ở trường Cypress thuộc thành phố phố Cypress bang California, trong lúc vợ anh bắt đầu xin học nghành kế toán cùng trường. Không khi nào hai vợ chồng bỏ qua cơ hội giúp đỡ những người Việt vì lý do này lý do nọ phải bỏ nước chạy sang Kampuchia hay Thái Lan, hiện đang được tổ chức VOICE của Trịnh Hội hỗ trợ về mặt pháp lý:

    Phải cố gắng thôi, tụi em đã trải qua những tháng ngày rất kinh khủngở trại tị nạn thì mình dể dàng đồng cảm với sự khó khăn của những người trong hoàn cảnh giống như mình. Có cơ hội thì mình vẫn nghĩ đến những người đó.

    Anh Hào định cư tại Hoa KỳCả hai vợ chồng anh Hào đã trở thành công dân Mỹ cuối 2010

    Một người khác, Bi, được coi là thuyền nhân trẻ tuổi nhất vì chỉ mới lên năm khi đến Phi, ở lại Mindanao mười bảy năm, đến khi được Hoa Kỳ nhận cho định cư năm 2006 thì đã tròn hai mươi hai tuổi.
    Lúc còn ở Mindanao, Bi cũng đi học lên tới đại học, nhưng:
    Lúc lên năm thứ hai thì người ta biết mình không có giấy tờ nên sau đó không được đi học nữa. Hiện giờ em đang làm phụ tá pháp lý cho một văn phòng luật sư . Em chưa ổn định lắm tại vì em đang đi học để trở thành kế toán viên, nhưng mà cuộc sống thì tốt hơn vì mình có đầy đủ giấy tờ, không có sợ bị đuổi ra khỏi trường nữa, ra đường cũng không sợ cảnh sát nữa.
    Cũng như anh Hào, Bi thích đóng góp những đồng tiền dành dụm được để giúp người Việt đang gặp hoàn cảnh khó khăn ở Thái Lan và Kampuchia hiện nay:
    Hồi xưa lúc tụi em ở bên bển thì mấy anh chị bên này đi vận động góp tiền giúp cho mấy em thì bây giờ mấy em làm lại. Vì mình là người Việt với nhau thì phải giúp cho những người khác mà có tình trạng bất hạnh giống mình hồi xưa.

     

    . Australia

    Thuyền nhân được rời Philippines khá sớm, từ 2003 chứ không phải 2005, ông Sơn, cựu quân nhân miền Nam, hiện định cư tại New South Wales, Australia:
    Tôi kẹt khoảng mười hai năm, coi như tôi là người đầu tiên nhất đi qua Úc. Tại vì trong cuộc vận động của Trịnh Hội thì chính phủ Úc nhận ba mươi mấy gia đình có thân nhân ở bên này, gia đình em vợ tôi đứng ra bão lãnh nên tôi được đi sớm hơn.
    Tôi ở New South Wales cạnh Sydney, có ba đứa con trai. Tới được nước Úc thì giống như người bơi qua một cái sông lớn, tới nơi hai vợ chồng tôi ngã ra bệnh hết vì trong thời gian đó tụi tôi coi như bị căng thẳng quá.

    Tới Úc chỉ vài tuần thì bà xã tôi bệnh rất nặng, bị trầm cảm. Tôi phải ở nhà chăm sóc vợ tôi.
    Sau đó thì cũng may mắn là nhờ chính phủ Úc chúng tôi được trợ cấp được lãnh tiền được giúp đỡ rất là nhiều. Những hội đoàn rồi cộng đồng này kia người ta giúp đỡ. Sau năm sáu năm thì tụi tôi mới ổn định lại được. Nói thật ra qua được tới đây thì chúng tôi được tái sinh lại một kiếp khác. Sau đó chúng tôi được may mắn là Hội Cựu Quân Nhân Úc người ta coi lính Việt Nam Cộng Hòa cũng là một cựu chiến binh của Úc nữa, người ta nhận tôi vào luôn. Hàng năm tôi cũng được chia tiền và được rất nhiều quyền lợi. Hiện nay cuộc sống rất là an tâm, không còn lo lắng cái gì nữa.

    Na Uy

    Từ 2005 cũng có rất nhiều người Việt từ Philippines sang Na Uy định cư, trong số đó có gia đình chị Yến anh Hoà và ba con nhỏ. Rời Việt Nam đến Phi năm 1990, tháng Sáu năm 2006 hai anh chị mới qua được Na Uy, đến thủ đô Oslo là nơi có chừng hai chục nghìn người Việt với khoảng mười nhà hàng và năm bảy tiệm bán thực phẩm do người Việt làm chủ:
    Khi tụi em tới phi trường Oslo thì cũng có văn phòng IOM của Oslo ra đón. Chính phủ và người dân Na Uy rất tốt. Đặt chân tới Na Uy người ta cho gia đình em đi học hai năm. Trong thời gian hai năm đầu đi học thì chính phủ lo hết, vẫn có lương nhưng trừ thuế đàng hoàng. Một tháng lãnh lương thì trừ thuế 25% như đi làm. Ba cháu đi học thì chính phủ lo từ A tới Z. Đây là đất nước tụi em sẽ định cư mãi mãi.
    Tuy nhiên sau hai tháng đầu thì người chồng là anh Hoà xin được một chân nấu bếp trong một nhà hàng Việt Nam, vì thế anh vừa đi học vừa đi làm nhà hàng và vẫn giữ công việc đó từ năm 2006 đến nay. Còn chị Yến thì sao?

    Sau hai năm em học xong thì em cũng có sang cái tiệm giống như Seven Eleven vậy, nhưng sau đó vì tụi em không đủ sức cai quản nên một năm sau thì em sang, giờ em đứng cashier ở tiệm Việt Nam. Ba đứa nhỏ nhà em học giỏi. Vì tụi nó sống bên Phi trong hoàn cảnh khó khăn cho nên qua đây tạm thời nó rất là ngoan. Nói chung con cái ở đây mình không phải lo lắng nhiều vì chính phủ lo hết rồi.
    Dưới mắt chị Yến, dù như Na Uy là một quốc gia với chương trình phúc lợi và an sinh xã hội rất tốt cho người tị nạn, song người Việt nam ở đây rất chăm chỉ và siêng năng chứ không ỷ lại như những sắc dân tị nạn khác. Đó là một điều đáng hãnh diện:
    Em thấy đa số người Việt qua đây thành công nhiều hơn những sắc dân khác. Riêng gia đình em vợ làm chống làm, hà tặn hà tiện, noí chung mình không keo kiệt mà để cho con cái thoải mái vợ chồng thoải mái. Nhưng mà xài đúng cách thì rất là dư, rất là căn bản.
    Đối với anh Hoà, đất nước Na Uy có tiêu chuẩn sống cao, được Liên Hiệp Quốc nhìn nhận đánh giá mỗi năm, khí hậu lại tốt lành, môi trường tinh sạch:
    Cuộc sống không phải lo lắng nhiều. Đi làm mà dư tiền thì đi du lịch chơi, thất nghiệp thì có chính phủ lo, cuộc sống không có gì khổ hết.

    Em thấy những hình ảnh bên Thái Lan giống như hình ảnh của gia đình em nói riêng và tất cả những người Việt bên Phi nói chung. Ngày xưa anh Hội có dạy tụi em là lá lành đùm lá rách, làm được cái gì cho đồng bào mình bên đó thì vợ chồng em vẫn cố gắng làm.


    Trò chuyện với Thanh Trúc một ngày trước khi trở qua Philippines, Trịnh Hội, được người Việt ở Phi gọi một cách thân mật là ân nhân, giải thích:

    Tính từ 2005 đến giờ, kể từ lúc từng đợt thuyền nhân, còn gọi là người Việt cư trú bất hợp pháp, chia tay với đất nước Philippines đã cứu mang mình mười sáu mười bảy năm dài, thì vẫn còn bốn gia đình chưa thể ra khỏi để đi định cư ở một quốc gia khác.

    Đây là những hồ sơ còn tồn đọng lại vì nhiều lý do mà lớn nhất là lý do sức khỏe. Thứ hai nửa là có hai hồ sơ bị lỡ thời hạn, ngày xưa ở dưới đảo cực Nam Mindanao, thành thử không biết về những chương trình nhận nhân đạo của các nước mà văn phòng giúp đỡ. Thật sự mà nói mặc dầu văn phòng đã đóng cửa từ 2009 nhưng tôi vẫn tiếp tục, thỉnh thoảng phải đi về lại Phi để làm hồ sơ và sau này cũng như một số người biết là VOICE cố gắng giúp những hồ sơ tị nạn bên Kampuchia và Thái Lan.
    Chính vì công việc tiếp tục của Trịnh Hội và của VOICE đối với người tị nạn Việt Nam mà những người Việt đã rời khỏi Philippines sau mười sáu năm lưu đày luôn luôn muốn tiếp tay với anh, gọi là góp bột gột nên hồ như thành quả Trịnh Hội và bạn hữu đạt được tại Philippines năm 2005 và trước đó:
    Em thấy những hình ảnh bên Thái Lan giống như hình ảnh của gia đình em nói riêng và tất cả những người Việt bên Phi nói chung. Ngày xưa anh Hội có dạy tụi em là lá lành đùm lá rách, làm được cái gì cho đồng bào mình bên đó thì vợ chồng em vẫn cố gắng làm.
    Tháng Tám năm nay, những người Việt từng ở Philippines mười sáu năm dự dịnh thực hiện một chuyến trở về nơi chốn xưa kia họ sống qua những ngày gian khổ, trong đó có Làng Việt Nam ở Palawan mà người Việt hải ngoại đã tổ chức những cuộc đi bộ gây quĩ rất thành công để hỗ trợ cho bà con bên Philippines hai thập niên về trước.

    

    

     

    

  • Thuyền Nhân VN, quảng đời trong các trại tị nạn

    Tác giả/Nhân vật: RFA |13-01-2011| 944 lần xem | |
    Hầu hết những ai đã từng là thuyền nhân, từng trải qua những ngày đối diện với bao hiểm nguy trên đại dương mênh mông và được sống sót đặt chân vào trại tị nạn, để chờ ngày định cư ở nước thứ ba, thì không thể nào quên được những ngày tháng cũ.
    Phải nói đó là một kỷ niệm gắn chặt vào tâm hồn của họ cho dù đối với mỗi người có thời gian ở khác nhau. Có người chỉ vài tháng, có người kéo dài cả chục năm trời… Nhưng, tựu trung khi nhắc lại, thì ai cũng đều mang tâm trạng bùi ngùi và xúc động.
    Cuộc sống ở trong các trại tị nạn ra sao mà đã để lại trong lòng thuyền nhân dấu ấn sâu xa đến như thế?

    Vào những năm 1979 – 1980, khi làn sóng người vượt biên dâng cao, ở miền Nam lúc bấy giờ có câu nói truyền miệng: “Vượt Biên: một làm mồi cho cá, hai là má nuôi, ba là nuôi má”.

    Tải xuống để nghe

     

    Chính sách thanh lọc 

    Với những người đã may mắn sống sót, trải qua bao hiểm nguy và được các tàu vớt đưa về các trại tị nạn thì đây là thời gian an bình nhất vì chỉ còn chờ ngày được các phái đoàn của các nước đến phỏng vấn tiếp nhận cho tái định cư.

    Anh Lưu Thành, một cựu thuyền nhân ở trại  Pulo Bidong,  Malaysia, hiện đang cư ngụ ở California cho hay:

    “Tôi đến trại Bidong thì thấy thư thái lắm, vì thoát được Việt Nam rồi. Tuy là thiếu thốn, nhưng là vùng đất tự do, tâm hồn thoải mái vì có niềm hy vọng là mình sẽ định cư ở đệ tam quốc gia để lập lại cuộc đời mới.” 

    Nhưng, đến khi có chính sách thanh lọc do Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đề ra để nhằm ngăn chặn làn sóng người Việt bỏ nước ra đi, thì đời sống thuyền nhân vô cùng cực khổ.

    Ngoài việc chấm dứt sự hỗ trợ về giáo dục, y tế, Cao Ủy LHQ cũng cắt giảm lương thực. Bên cạnh đó, tỉ lệ được công nhận là người tị nạn cũng chỉ có 1%. Vì thế, bắt đầu biểu tình rải rác ở các trại tị nạn.

    Thượng tọa Thích Tâm Hòa, hiện trụ trì chùa Pháp Vân ở Toronto, Canada, từng là thuyền nhân ở trại Palavaan, Philippines kể lại:      

    “Vào thời điểm tôi đến thì có vẻ thoải mái một chút, nhưng sau thời gian thanh lọc thì khó khăn hơn. Trước đây, người dân tị nạn ở Palawan cũng được đi mua sắm này nọ, nhưng kể từ ngày thanh lọc thì kỷ luật gắt gao.

    Ngay đêm tôi nghe được Cao Ủy công bố chương trình hồi hương thì lúc bấy giờ tôi đã kêu goị các hội đoàn cựu quân nhân, tổ chức biểu tình và có 18 tăng ni tại Chuà tuyệt thực một tuần lễ.

    Tôi chứng kiến cảnh người tị nạn bị phái đoàn từ chối họ rất khổ. Cũng may, nơi đó còn có nhà thờ, chùa, thánh thất nên giúp cho họ phần nào vượt qua khó khăn, khủng hoảng về tinh thần.

    Trại tị nạn Palawan tương đối đầy đủ hơn các trại khác, chỉ khó khăn về nước thôi. Người dân phải sắp hàng lãnh nước. Mỗi gia đình họ được 2 can nước là 40 lít, rất khó khăn về nước. Về thực phẩm thì tương đối đầy đủ.”

    Ảm ảnh hồi hương 

    Bắt đầu từ giữa năm 1995 trở đi, càng ngày, chính sách cưỡng bức hồi hương ở các trại càng thêm gay gắt. Lúc này, người tị nạn phải đối diện với một tương lai vô định, sống trong sự mỏi mòn, trong sự hồi hộp, sợ hãi, không biết ngày mai sẽ ra sao…

    Đến bao giờ thì tới lượt mình bị đẩy lên máy bay hay lôi xuống tàu chở về Việt Nam? Hàng lọat các cuộc biểu tình bất bạo động để chống cưỡng bức hồi hương xảy ra trong khắp các trại tị nạn Đông Nam Á.

    Người tị nạn ở Hồng Kông chờ đi định cư. PHOTO by UNHCR

    Lúc này, phải chăng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đã quá mệt mỏi với thuyền nhân Việt Nam nên cho dù có người mổ bụng, tuyệt thực, tự thiêu, treo cổ, tìm cái chết vì quá tuyệt vọng sau khi bị từ chối không được công nhận quyền tị nạn, thì họ vẫn ngoảnh mặt làm ngơ.

    Thậm chí, còn cho phép chính quyền bản xứ dùng vũ lực để đàn áp, dẹp biểu tình, đánh đập những thuyền nhân Việt Nam vô tội chỉ có bộ đồ dính trên người.

    Ngay cả đất nước Philippines, vẫn được xem là quốc gia tử tế nhất cũng áp dụng chính sách cưỡng bức hồi hương. Từ Richmond, bang Virginia, Ni Sư Thích Nữ Diệu Thảo kể lại:       

    “Đời sống thì rất cực khổ, vì lương thực không đầy đủ. Một ngày thì một người được một lon gaọ, hai người một cái trứng, ngày nào được thịt thì 3 người được một lạng thịt và một chút rau.

    Thời gian đó thì thuyền nhân rất lo sợ, luôn luôn biểu tình để tranh đấu, vì sự thanh lọc rất bất công, ai có tiền thì được đi định cư. Lúc đó thuyền nhân chiếm văn phòng cao uỷ và biểu tình, lúc nào cũng bị lính Phi canh gác và họ luôn tìm cách để giải tán. Sau một thời gian dài thì Cao Ủy cho lính vào giải tán. 

    Mặc dù Phi là một nước Công Giáo nhưng cũng cưỡng bức, tôi là một tu sĩ mà cũng bị bắt tại Chùa, và đưa qua trại Westcome, bị nhốt chung với một số thuyền nhân. Sau đó, nhờ sự vận động của một số hội đoàn ở hải ngoại, can thiệp nên tôi được thả ra.”

    Thân phận Thuyền Nhân 

    Ở Indonesia, trại Galang, cuộc biểu tình kéo dài hàng mấy tháng trời. Trong những ngày ấy, cả ngàn người tuyệt thực, hàng trăm người mổ bụng tự sát. Đó là chưa kể phải tìm cách trốn chạy lính Indonesia vào cưỡng bức hồi hương. Từ San Jose, California, anh Phi Hổ kể lại:

    “Mình chống cưỡng bức hồi hương, thì đào hầm trốn trong nhà, có một số người chui vào các thùng phuy, có số người leo lên “la phông” nhà, nhưng sau thì họ phát hiện được hết. Lính mang giầy “bốt đờ sô”  lấy xà beng, dọng dưới đất, rồi họ dở miếng “simili” lên, nắm đầu mình kéo lên. Nó đánh dữ lắm….

    Khủng hoảng lắm. Càng trở về sau càng khắc nghiệt, nó “gô” mình lại, kẽm gai quây lại, khẩu phần ăn cắt bớt hết. Thời điểm biểu tình người ta tự thiêu hai người, tự sát mấy trăm người, còn tuyệt thực thì cả mấy ngàn người lận.”

    Còn ông Trương Văn Nhu, cũng ở San Jose, California cho hay:    

    “Mình đi sau ngày đóng cửa, họ muốn cưỡng bức mình về VN nên họ o ép giữ lắm. Cao Uỷ cũng cắt giảm gạo, mì gói. Mình phải tự lập trồng rau để ăn thêm. Họ làm căng lắm để ép buộc mình trở về.

    Biểu tình 6 tháng trời, rất nhiều người mổ bụng tự sát, đặc biệt có hai người, anh Châu, và anh Thọ là tự thiêu, chết, và quan tài để tại hiện trường 6 tháng, canh gác chung quanh, ngồi suốt 6 tháng cạnh hai quan tài đó, ngồi biểu tình ngoài trời, họ làm kỹ thuật hay lắm, làm một ống đào sâu xuống dưới đất, chôn sâu, để rỏ nước xuống, không cho thoát hơi ra.

    Rồi họ giải tán cuộc biểu tình đó, họ thả lựu đạn cay, cướp luôn hai xác đó. Họ đánh đập mình, bắt 219 người thành phần lãnh đạo, trong số đó có 76 cựu quân nhân và 43 người đàn bà trẻ em, nhốt 22 tháng tại nhà tù Tamahan, đảo Tandung, họ biệt giam, gắt lắm.”

    Có thể nói, vào thời điểm quốc tế đã mỏi mệt, Cao Ủy Tị Nạn LHQ đã nhắm mắt làm ngơ là những ngày tháng đau thương nhất, khốn khổ nhất của thân phận thuyền nhân Việt Nam.

    Sau khi đã liều chết trên biển cả, thì lại bị giam hãm trong một nhà tù khác và cho dù chính biết bao người đem cái chết để làm chứng cho hai chữ “tự do” vẫn không làm lay thay đổi chính sách cưỡng bức hồi hương.

    May mắn thay, khi bị trả về Việt Nam, một số  được định cư theo chương trình ROVR hay còn gọi là Chương Trình Tái Định Cư Cho Người Hồi Hương và mãi đến năm 1999, 2000 thì họ mới thực sự được đặt chân đến Hoa Kỳ, một đất nứơc tự do và dân chủ, như họ hằng mong ước.  Anh Trương Văn Nhu nói:

    “Làm sao quên nổi, một thời gian tôi qua đây bị khủng hoảng luôn, vì ở đảo 6 năm, ăn uống thiếu thốn, rồi bị đưa về Việt Nam, cưỡng bức về, một thuyền nhân thì có 5 người police, khiêng xuống tàu và chở 1 tuần lễ thì về đến Việt Nam. Về Việt Nam thì bị làm khó dễ vì họ nói là cứng đầu, không chịu hồi hương. Về địa phương thì cứ bị làm khó dễ, biết tiếng Anh,  xin dậy học không cho… ”


 

Kết quả xổ số  trong Đêm Hội Ngộ Tri Ân và Gây Chút Quỹ cho VOICE sep,6th 2015

tại Houston TX

 

Giải Nhất # 3492 Tivi 55’’ người trúng giải  Phú LA ( Directv Lãng Nguyễn bảo trợ)

 

Giải nhì  # 0816   Iphone 6 người trúng giải  Tess       ( Phils )   Thắng Dung bảo trợ )

 

Giải ba # 1970 gift card 200 người trúng giải  Bạch CĐTD (Dũng John  Legaspi bảo trợ )

 

Giải tư #0124 Xâu chuổi  người trúng giải  A Hoàng Xuân  Lý ,, Anh Chị Hải Lan Cali bảo trợ

 

Giải năm #2564 Xâu chuổi   người trúng giải  Tài huỳnh  ,, Anh Chị Hải Lan Cali bảo trợ

 

Giải tư #3430 Xâu chuổi,,, người trúng giải HAC ,, Anh Chị Hải Lan Cali bảo trợ

 

Giải may mắn cuối cùng cái Gối Tempur Chị Quân phương bảo trợ #3087  người trúng giải Vy Võ



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết quả xổ số những giải may mắn trong Đêm Hội Ngộ tại  Houston Lần 2

 July 1, 2012

 

  

     
Giải 3 mang số 1653  1 gift card trị gía  $100

(Chưa có Người Nhận)

. Giài 2 mang số  1374 

  Television 32” plasma( Bảo Trợ Ông Bà Anh Trinh )

       người trúng giải là

Nguyễn Đắc Hào

Cựu Thuyền Nhân Palawan

 


.Giải 1 mang số  1080  Tấm Nệm Tempur pedic Queen sise ( Bảo Trợ Ông Bà Lãng Nguyễn Direct Furniture )  người trúng giải là Chị Hương ( Đội Andres) cựu Thuyền Nhân Palawan 

Chúng tôi xin thành thật cám ơn sự hiện diện của  Ông   Bà Cô

 Chú và anh chị em đã dành chút thì giờ quý báu cho Đêm Hội Ngộ tại Houston Lần 2

 với Mục Đích Góp Một bàn Tay cho Người Tỵ nạn

Trong Chương Trình VOICE của Luật Sư Trịnh Hội

 

 


 




Người Việt Tỵ Nạn Tại Philippines
Houston 77083
United States

trungnguyen@tynanphilippines.com

Facebook