Người Việt Tỵ Nạn Tại Philippines
Houston 77083
United States

trungnguyen@tynanphilippines.com

Facebook

  • HomeClick to open the Home menu
    • Đóng Góp 01/07/2012
    • Kỷ Niệm
  • Video Tình Yêu nỗi nhớClick to open the Video Tình Yêu nỗi nhớ menu
    • Video Kỷ Niệm Palawan
    • Video Trại Bataan
    • Video họp mặt 27/8/2006
    • Video Hội Ngộ 2011 Houston
    • Video Hội Ngộ 2012 Houston
  • Vote
  • Chia Sẻ - Tìm Người ThânClick to open the Chia Sẻ - Tìm Người Thân menu
    • Tin Tức Tin Tức Tin Tức
    • Posts - Bài viết
  • RememberClick to open the Remember menu
    • Photo
    • Audio
    • Video Gallery
    • Video Ký Hiệp Ước Cho Người Tỵ Nạn
  • Hình Ảnh PFAC & PRPCClick to open the Hình Ảnh PFAC & PRPC menu
    • Hình Ảnh Đáng Nhớ nhất
    • Thanh Niên Công Giáo PFAC
    • Thiếu Nhi Thánh Thể PFAC
    • Trại Palawan PFAC
    • Trại Bataan PRPC
  • Hình Ảnh Hội NgộClick to open the Hình Ảnh Hội Ngộ menu
    • Làng VIệt nam
    • Cơ Quan VOICE Philippines
    • Hình Họp Mặt 2006
    • Hình Ảnh Hội Ngộ Houston 2011
    • Hình Ảnh Hội Ngộ Houston 2012
    • Đêm Hội Ngộ Cali 1/15/2012
  • SINH HOẠTClick to open the SINH HOẠT menu
    • Tin Tức Đó Đây
    • Rạng Rỡ Dân Tộc Việt
  • About UsClick to open the About Us menu
    • Copyrights
    • Contact information
    • Disclaimer

Posts

Thank's to the cooperation of everyone


 

Hãy chia xẽ những Bài Viết của mình, viết về một Thời,,,,,viết về một cảm nghĩ,,,,,,viết về một câu chuyện đễ những bài viết đó được chấp cánh bay xa 

 

     ĂN TẾT Ở LÀNG VIETNAM- PALAWAN

Hình ảnh về ngôi làng Vietnam ở Palawan luôn có trong tim trong trí tôi. Tôi nhớ mãi cái lần đầu tiên tôi đến thăm làng vào hai mươi chín tết.

Sau gần 2 giờ bay từ Manila, máy bay đã từ từ hạ cánh xuống phi trường Puerto Princesa của Palawan. Trang, bạn tôi, đã đón tôi tại phi trường. Từ đây về làng Vietnam khoảng 13 km. Đường về làng Vietnam nhà cửa thưa thớt và cây cối rất nhiều giống như cao nguyên trung phần. Đã đến cổng làng với tấm bảng “Welcome to Vietville”. Chiều hôm đó, Trang dẫn tôi đi một vòng thăm làng. Có năm con đường dọc chạy từ đông sang tây chia làng thành 4 khu nhà. Có 3 con đường ngang, hai đường chắn 2 đầu và 1 đường ở giữa. Các đường được đặt tên như Tự Do, Âu Cơ, Hùng Vương, Hồng Bàn… Hướng bắc của làng là tháp nước, đình làng và chùa Vạn Pháp. Phía đông là lò bún, hủ tiếu, thánh thất cao đài. Hướng Nam có lò bánh mì, nhà thờ tin lành, cộng với một bãi đất trống thỉnh thoảng thanh niên tụ tập đá banh. Còn hướng tây là “mặt tiền”, vào bên trong cổng là nhà hàng, tiệm vàng và nhà thờ công giáo. Làng có chủ tịch, phó chủ tịch, thủ quỹ, thư ký, hội đồng điều hành và 4 trưởng khu. Tôi đi từ đầu cho đến cuối làng. Có nhà trồng mía, chuối, ổi… Có nhà nuôi heo, gà, vịt… Có nhà đang gói bánh tét. Đó đây nghe tiếng pháo nổ vang. Trên loa phát thanh của làng đang hát những bài nhạc xuân làm cho lòng tôi dâng trào một cảm giác khó tả.

Tờ mờ sáng 30 tết, khi vừa tỉnh giấc đã nghe tiếng ồn ào trước cửa. Đấy là ngày làm vệ sinh trong tuần, tiếng chổi vang lên, những người phu quét đường và đổ rác từng nhà. Rồi tiếng xe Jeepney ầm ầm chở người ra phố. Bà con ta đi chợ ngày cuối năm rất đông. Học sinh trung học thì có xe của làng đưa rước ra phố học, còn sinh viên thì phải tự túc. Hôm đó tôi và vài người bạn cũng ra đó để thăm trại tị nạn cũ. Vào bên trong cổng trại là cảnh điêu tàn, hoang phế. Chùa trong trại đã sụp đổ hoàn toàn. Nhà thờ cũng vậy, trước cổng chỉ còn lại bức tường bê-tông, còn phía bên trong cây cối đã mọc lên ngút ngàn. Đối diện với nhà thờ là nơi thờ đức mẹ Maria tạm thời còn nguyên vẹn. Trường học trước kia thì cây cỏ đã mọc lên um tùm, không còn tìm được dấu tích gì của một ngôi trường. Mười mấy khu nhà trong trại đã bị sang bằng, chỉ còn lại 1 khu nhà đổ nát và vẫn còn 4 gia đình Việt Nam sống ở đó. Bạn tôi chỉ vào 1 căn phòng và bảo là lúc xưa căn phòng như vậy mười mấy người ở; nấu nướng, tắm rửa, tiểu tiện cũng phải xếp hàng. Nhìn khu nhà dột nát còn lại, rồi nhìn ra phía bờ biển mà tôi không khỏi chạnh lòng. Chính nơi đây đã in dấu hàng vạn bước chân Việt Nam đã bỏ nước ra đi, biết bao nhiêu người đã bỏ mình trên biển cả. Có biết bao người phải xa cách cha mẹ, anh em, vợ con, người yêu để đến được nơi này. Những bước chân Việt Nam giờ đã lưu lạc trên khắp 5 châu 4 bể địa cầu. Tôi ghé vào thăm 2 vợ chồng già nọ, bà ta tưởng tôi là nhà báo và tâm sự với tôi rằng: “Chúng tôi ở đây sống rất khổ, trời mưa thì nước chảy vô nhà. Con cái chúng tôi đều phải nghỉ học. Trước đây không có nước thì hứng nước mưa chứa vô bể để dành xài. Gần đây có chị kia đóng 1 cái giếng, nhưng phải đợi khi thủy triều lên thì bơm mới có nước. Hiện nay ông nhà tôi đi bán dầu, còn tôi thì ai mua 1 đôi dép tôi đến bán cho họ 1 đôi dép…” Phía sau hè thì chồng bà đang đốt lửa vá thùng nhựa lủng, những cái thùng ông đã dùng đựng dầu lửa đi bán. Đã 30 tết rồi mà ông vẫn còn cặm cụi. Tuy rằng họ sống bần cùng như vậy nhưng họ vẫn không quên cái tết cổ truyền, nhìn ra phía bên kia là một nồi bánh tét đang nghi ngút khói. Chúng tôi tản bộ ra phía bờ biển, đi ngang qua một cây me già. Bóng mát của cây me đã từng là nơi vui đùa của các em học sinh. Gốc me, đã từng là nơi hẹn hò của những đôi trai gái vào những đêm trăng rằm. Chắc chắn rằng ai ở nơi đây đã ra đi thì sẽ không bao giờ quên được gốc me năm xưa!

“Đời tị nạn biết tìm đâu ra hạnh phúc! Quốc gia nào sẽ nhận dấu chân tôi?”

Rời trại tị nạn cũ để trở về làng, trời đã nhá nhem. Mưa bay lất phất chạng vạng 30 tết làm cho những người con tha hương cảm thấy thấm lạnh. Sau 9 giờ tối không khí trở nên tưng bừng, náo nhiệt. Người dân bắt đầu đổ về hướng đình làng. Chùa và nhà thờ đều làm lễ sớm nên giờ này mọi người đều tề tựu về đây. Một số người đi làm ăn ở Manila và các đảo khác đêm nay họ cũng về. Một số người Phi và ngoại quốc cũng đến tìm hiểu phong tục của cái tết VN. Sân đình đã đông nghẹt người. Bắt đầu là bài diễn văn của chủ tịch làng, các em thiếu nhi biểu diễn ca múa, sớ táo quân và các lời chúc tết. Lân đã múa, pháo đã nổ và trong lòng mọi người cảm thấy xôn xao. Các bạn ngoại quốc thì tha hồ quay phim chụp hình, vì đây là cảnh lạ mắt đối với họ. Tôi đang đứng nói chuyện với Thùy thì có 1 con nhỏ nào đó chạy tới: “Chúc cho anh chị được trăm năm hạnh phúc” rồi đòi tiền lì xì. Thật là tiếu hết sức, tôi với Thùy chỉ là bạn, hoặc tôi chỉ coi Thùy như là cô em gái mà thôi; vậy mà nó chúc cho tôi “một trăm năm hạnh phúc” thì cũng thật là khôi hài. Kế tiếp là đến dâng hương bàn thờ tổ quốc (dành cho mọi người), và cuối cùng là mục hái lộc. Mỗi gia đình phải đóng tiền lộc 40 piso/ 1 đầu người, số tiền đó làng lấy xếp vào các bao lì xì nhiều ít khác nhau, kèm theo với những câu thơ để treo lên cây mai trước đình. Gia đình nào có bao nhiêu người thì sẽ nhận được bấy nhiêu phiếu để hái lộc. Đêm đó tôi hái được lộc 120 piso, cũng là lộc độc đắc của làng. Sau màn hái lộc thì mọi người tản ra các nẻo đường làng, người thì đến chùa để cầu kiến.

Đồng hồ đã điểm 12 giờ khuya. Nhà nhà đều đốt pháo, tiếng pháo nổ vang cả bầu trời. Pháo của Phi có hình tam giác và dẹp nhưng nổ rất dòn. Có nhà đốt hai ba dây liên tiếp, có nhà thì đốt pháo hoa. Thánh đường Nữ Vương VN cũng đốt nhiều loại pháo. Giờ đó hình như không có ai ở trong nhà, mọi người đều đổ ra đường để xem đốt pháo. Các em nhỏ thì cột những cái lon vào sau xe đạp kéo chạy lon ton trên các nẻo đường làng. Sau khi xem đốt pháo, rồi ghé chùa và nhà thờ tin lành, khi tôi trở về nhà đã hơn 1 giờ khuya. Lúc này thì không khí đã dịu xuống để trả lại sự yên tĩnh cho màng đêm, nhưng theo tôi biết thì không phải ai trong làng họ cũng đều ngủ cả đâu. Đó đây vẫn còn những đám thức đánh bài, lắc bầu cua; và nhiều nhà cũng còn chén chú chén anh cho đến sáng.

Sáng mùng một tết có những em bé ăn mặc chỉnh tề đi đến từng nhà chúc tết rất dễ thương, rồi các em nhận được phong bì lì xì. Đám lân cũng đi gõ cửa từng nhà để múa kiếm tiền. Người trong đạo thì họ đi lễ chùa, nhà thờ. Xác pháo vươn đầy lối đi. Sau giờ lễ, thanh niên ăn vận thanh lịch và các thiếu nữ duyên dáng rảo bước trên đường làng. Một số họ kéo vào nhà này nhà nọ để đánh bài xì dzách.

Sang mùng hai tết, chúng tôi tranh thủ đi St. Paul’s Bay, một công viên quốc gia của Philippines cách làng Vietnam 68 km về phía bắc. Ở đó có dòng sông ngầm với các khối thạch nhũ giống như động Phong Nha ở Quảng Bình. Ở đó còn có bãi biển rất đẹp và nhiều loài khỉ, cũng như nhiều kỳ đà rất lớn cỡ như “rồng Indo”. Đêm mùng hai tết cũng là đêm cuối cùng tôi ở Palawan. Cũng lẹ thật mới hôm nào tôi đến làng Vietnam với sự ngỡ ngàng, vậy mà bây giờ sắp phải chia tay. Bữa tiệc nào rồi cũng tàn, cuộc vui nào rồi cũng chấm dứt. Đêm nay tôi khó ngủ quá, đã hơn 1 giờ rồi mà tôi vẫn còn trăn trở.

Sáng mồng ba tết tôi phải đi rồi. Phi cơ đã cất cánh, nó đã rời đất liền và bay ra biển, nhìn lại mảnh đất Palawan chỉ còn mờ mờ ảo ảo như con thằn lằn; trong lòng tôi dâng lên một nỗi buồn man mác. Tôi đã đến ăn tết với đồng bào của mình, một cái tết rất Việt Nam trên đất nước Phi. Đó là điều thú vị của một cái tết dân tộc mà hơn 10 năm tôi sống ở những tiểu bang ít người Việt ở Mỹ tôi không hề biết tới. Tôi hứa với lòng mình là tôi sẽ trở lại…

Nhưng rồi làm sao để mà trở lại. Khi tôi viết bài này là chuẩn bị đón tết Nhâm Dần 2012, đúng 10 năm tôi đã ăn tết ở làng Vietnam tại Palawan. Mười năm ấy vật đã đổi, sao đã dời. Người dân trong làng đã lần lượt ra đi định cư hết. Nhà cửa đã đổ nát, đường xá đã lầy lội, cỏ cây đã mọc um tùm. Còn đâu cái tết năm xưa? Thôi kệ, người ta đi đến đâu cũng tốt, miễn là họ tìm được hạnh phúc và tương lai cho bản thân họ. Còn làng Vietnam có biến thành bãi tha ma chăng nữa, thì cũng đã từng đánh dấu một thời dân tộc Việt Nam đem chuông đi đánh xứ người!

                                                                         Nguyễn Đức Nhân

 

 

 

 

Journey of Seeking For Freedom
     I was born in the time of a violent war, which was called the ideology war between North and South Vietnam. I was only a twelve-year old child when the war was over, hoping to enjoy a fulfilling life in a peaceful, free country. However, the actual life differed from what I expected. In other words, the cruelty of the communist government’s domination had decided my fate, and it drove me into a future which I could not control. I just closed my eyes, letting my destiny lead me. I escaped from Vietnam and lived as a refugee in the Philippines for almost seventeen years.
    Unfortunately, I fell into a group called unexpected guests who came after closing date of the camps (March 21, 1989 for all camps in the Philippines and March 14, 1989 for all other camps in South-Eastern Asia). The United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR) began to take their action to deport us to our home country. They put us in the refugee camp, but it was actually a detention camp.
    Looking back from afar, life in the refugee camp was just like a “tiny country” whose people had struggled for their rights with the United Nations High Commissioner for Refugees, through the executive of the Philippines Army. There were many rules and regulations established, and many administrative sections were formed to run their “tiny country”.  I lived as a derelict that had no right, even a right to refuge.
    We were prohibited to do anything to make a living in the camp. The United Nations distributed our basic needs, foods and shelter.  For other needs, people were longing for help from their relatives in other countries. For those who did not have relatives, they lived like their ancestors in the time of prehistory. They had to take a bath with brackish water (there was no fresh water) without soap and shampoo, brushed their teeth with salt or charcoal...
    Everyday people rushed to the long queues surrounding the food section to receive their food. The ration we received usually passed through plenty of hands, and it became smaller and smaller after every hand it went through. We received raw foods and cooked ourselves. 
    Meat and fish was distributed every alternative day. I could see the happiness appearing in people’s eyes on “meat day” because at least they thought they had a better meal in that day. Unfortunately for those who filled the tail of the queue, they would receive nothing in their basket. If there was something left, it was just something rotten which the man in front of him had just rejected.
    “Fish day” was a terrible day. I did not know how far the suppliers traveled and how hot the weather in the Philippines was, but the fish we received was no longer in shape. It was really inedible; and we could see the worms inside it. Mostly, people used this fish to make their fish sauce. Some people got no choice, but to eat it, then they were allergic for a week. On Friday, the ration for every three people of the household was a can of sardines in which there were three or four pieces of sardine about thumb size.
    We were crammed in a “shelter” in which its area about four meters long and three meters wide with the amount of twenty-eight to thirty people regardless to sex, old or young, infant or adult. People slept just as sardines crammed into a can under hot, muggy weather in the Philippines. People were happy to find a good place to lie down, if not, they spent the night by counting the stars through the windows opened on top of the roof which was made of coconut leaves. These windows were one of the innovative works of the refugees. People cut off a part of the roof in rectangle shape and tied the upper to the hut, and the lower leaned on a stick. This window helped us drive away the muggy air in summer season, but it also invited mosquitoes into the house while we had nothing to prevent them. An odd story was that, no place in the world had the same situation, the house was never locked, but it was with the toilet booth. The toilet booth would remain stinking with urine and human feces if it were to be left unlocked throughout the whole day. Every house had one toilet booth along with a key to prevent other people from other houses using it.
    We were not considered as political refugees by the UNHCR, but as illegal immigrants. Therefore, their policy aimed to forcibly drive us back to our origin country. They put us under new program called screening process which was performed by the Philippines government. Later, this process showed its own action as an unfair process. The majority was screened out,   (I was one of them), and only a few could pass this step, which some of the interviewees paid a bribe to the screening officers, and some of young girls paid them their virginity. Screened out people like me fell into an undetermined situation, either returned to Vietnam or to remain in the camp. We were really scared to return to Vietnam where our lives were threatened (prison, torture, religious prohibition, etc...) Beside that, our lives in the camp would face desperation. All the doors to the free countries were closed. No one would know where his or her life would drift to.
    In 1996, the UNHCR had cut off totally their assistances to the refugees. This action was really inhuman, just like parents leaving their newly born infant at market. At this time, I comprehended thoroughly the meaning of “displaced person” which people called us when we first came to this island. Because of the UNHCR’s action, some people could not stand such a miserable situation. They went back home under the UNHCR‘s repatriation program. The more people joined this program, the more successful was the UNHCR’s program of repatriation, and the more difficulties poured on the shoulders of the remaining people. We moved out of the camp and stayed almost everywhere in the Philippines to struggle for our survival. Not only did our bodies suffer from hardness, but also our minds were haunted by anxieties of arrest, prison, escape, punishment, torture, etc...
    Finally, in 2005, The United States government recognized the remaining Vietnamese in the Philippines as political refugees. We were all accepted and set for resettlement in the United States. My family and I came here in late of 2005.
    I criticized no one in my story, but my story aimed to show that I really learned the lessons through this part of my life. The first lesson is the inner strength of a human being. The inner strength is the strong force that drives us through all the waves of our life and leads us to our success. The second lesson I learned from my journey of seeking for freedom is persistence. The successful people are those who can survive one moment longer than the people who give up.
Composition by:
Tung Nguyen

 

 

 

 

 

Chỉ có một thời Palawan, Manila (Trịnh Hội)
Friday, February 27, 2009

 

Thế là cuối cùng câu chuyện tị nạn Palawan, Phi Luật Tân cũng đã đến hồi kết cuộc. Thứ Bảy tuần này ngày 28 tháng 2 năm 2009 văn phòng ở Manila sẽ đóng cửa. Hôm qua ngồi họp với 4 gia đình tỵ nạn Việt Nam cuối cùng vẫn còn kẹt lại tại Phi, tôi hồi tưởng lại mới hôm nào mỗi khi có những cuộc họp như thế này, phải có ít nhất là vài trăm cho đến một, hai ngàn người kéo nhau đến chen chúc trong những phòng họp nghèo nàn chật hẹp để nghe ngóng tin tức. Thế mà hôm nay, cảnh vẫn còn đó nhưng người thì đã xa hẳn trên nửa vòng trái đất. Kẻ ở Cali, Houston, người sang Canada, Na Uy, Thụy Ðiển. Có còn chăng là những chồng hồ sơ cũ kỹ, những tấm hình treo trên tường nay đã bạc màu. Và một trời kỷ niệm, buồn ít vui nhiều, của những tháng ngày khá thiếu thốn nhưng lại đầy tình người, nhân ái, niềm tin và hy vọng.

Mà đúng là thiếu thốn thật. Ngày tôi nghỉ việc ở văn phòng Luật Sư Pam Baker tại Hồng Kông bay đến Manila lần đầu tiên vào năm 1997, một người tôi cũng không biết. Ðược sắp xếp cho ở chung với những người tỵ nạn trong một căn apartment nhỏ do một sư cô đứng ra đảm nhiệm và biến nó thành một ngôi chùa dã chiến, lúc ấy 'văn phòng' của tôi cũng là phòng ngủ của tôi và chiếc giường ngủ gỗ không nệm ban ngày được biến thành bàn làm việc nơi tôi tiếp xúc các thân chủ mới. Văn phòng lúc ấy chưa có điện thoại vì vào thời điểm đó ở Phi Luật Tân tệ lắm. Muốn bắt điện thoại thì người dân phải đợi ít nhất là 5 năm thì mới đến phiên mình. Tôi được cho biết như vậy. Thế là cứ mỗi lần tôi muốn liên lạc với các tòa đại sứ thì tôi phải chạy sang nhà hàng xóm người Phi xài điện thoại ké, mỗi cú chỉ tốn khoảng 10 pesos (20 cents). Dĩ nhiên nếu lúc ấy tòa đại sứ muốn liên lạc lại thì phải đành chịu. Cũng may là chỉ khoảng 1 năm sau thì chính phủ Phi cho các công ty tư nhân vào đầu tư trong lãnh vực truyền thông. Thế là vào một ngày đẹp trời, văn phòng dã chiến... bớt dã chiến hơn. Ðiện thoại nhà được gắn, máy fax chạy ngon lành và không ít lâu sau thì ngay cả Internet cũng được làm quen trong căn phòng nhỏ hẹp (và ngủ được 6 người nếu chịu nằm nghiêng).

Nhưng chuyện nước nôi thì phải đợi đến khi văn phòng dời về khu chợ trời Baclaran đầy những người và người thì mới đỡ nhọc hơn. Ðỡ phải lo đi lấy nước chỉ được mở vỏn vẹn trong vòng 3 tiếng từ 8 cho đến 11 giờ tối. Mọi người lúc ấy mạnh ai lo đi lấy nước chứa để xài cho cả ngày hôm sau. Chuyện dùng gàu xối tắm nước lạnh là chuyện đương nhiên. Nhưng bạn biết không tắm nước lạnh nó có cái thú riêng của nó. Ðồng ý là ca nước xối vào người đầu tiên thì... rùng mình thật. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục xối nhanh liên tiếp 3, 4 lần thì sau cái rùng mình ban đầu, bạn sẽ cảm thấy rất là sảng khoái và... đã (tôi không biết phải dùng chữ gì ở đây để có thể miêu tả một cách chính xác và đầy đủ cái cảm giác 'đã' này). Nếu ai đã từng sống (và tắm!) ở ViệtNam vào thời khó nhọc - và ngay cả bây giờ - có lẽ vẫn còn nhớ và đồng ý với tôi ở điểm này. Dĩ nhiên là tắm và ‘cảm’ kiểu này chỉ có thể xảy ra ở Á Châu mà thôi. Chứ sang Canada hoặc Mỹ mà tắm như thế mỗi ngày thì bị cảm là cái chắc.

Qua những lời kể trên có lẽ một số bạn đọc cảm thấy cuộc sống lúc đó của tôi và những người tỵ nạn có phần khó khăn và thiếu thốn. Nhưng thành tâm mà nói thì thật sự đó chỉ là, nếu dùng ngôn từ của người tị nạn thường dùng, ‘chuyện nhỏ’. Ít nhất ra là đối với riêng tôi. Nhìn lại quãng đường đã đi qua được bắt đầu từ 12 năm về trước, tôi không thể nào ngờ là tôi đã may mắn tìm được cho mình một niềm tin, một nguồn vui bất tận như thế. Ðã không biết bao lần, tôi và các anh chị em tị nạn Palawan gặp chuyện cười rũ đến phải ra nước mắt. Những lần đi chơi xa, BBQ bên biển vắng, chơi u, leo núi, lặn tìm rùa ở El Nido, đi nhảy disco với đám nhóc tị nạn mà tôi phải xin phép cho các em đi (và dĩ nhiên là ba mẹ cho đi vì lúc ấy tôi được rất ư là tin tưởng!), cho đến party 'despedida' này, qua party tạm biệt khác tiễn đưa bạn bè về miền đất hứa. Không như trong thời gian gần đây khi chúng ta xin được mỗi lần một vài trăm người đi định cư (và đối với Mỹ là 1,600 người trong một lúc), ngày trước làm được một hồ sơ OK là cả văn phòng ai cũng ăn mừng cho người vừa tìm được một tấm vé định cư sau bao ngày tháng chờ đợi đi bán dạo kiếm sống qua ngày. Hình như trong những hoàn cảnh đặc biệt như thế, khi con người bị đặt vào tình huống chẳng làm gì khác hơn được thì họ lại dễ vui hơn. Dễ cười, dễ giận, dễ khóc và dễ để lộ bản chất chân thật của mình. Bởi tương lai đâu có gì tốt hơn để giữ kẽ.

Hôm nay ngồi một mình trong căn phòng tĩnh lặng ở Manila mà cách đây không lâu luôn ồn ào, náo động, hồi tưởng lại 'cái thuở ban đầu lưu luyến ấy', bỗng nhiên tôi lại nghĩ thì ra con người là thế. Chúng ta cũng thường chọn và chỉ ghi lại những kỷ niệm ngọt ngào, những điều hay, cử chỉ đẹp mà chúng ta đã trải nghiệm qua. Tuy nó không đầy đủ, không sát với thực tế, nhưng nó lại giúp cho ta có một cảm giác dễ chịu và cảm thấy ấm lòng hơn khi nghĩ về quá khứ. Khó có ai và cũng không may mắn cho ai nếu như trong tâm khảm của họ chỉ khắc ghi những hoàn cảnh cay nghiệt, của khổ đau và mất mát. Riêng về câu chuyện tị nạn Phi Luật Tân và những chặng đường mà tôi cùng với 2,500 người Việt vô quốc gia đã lần lữa bước qua kể từ khi trại tị nạn Palawan đóng cửa vào năm 1997, có lẽ bài viết này chỉ có thể dùng để làm tiền đề cho một quyển sách dài ít nhất cũng phải như là quyển trường thiên tiểu thuyết 'Chiến Tranh và Hòa Bình' của nhà văn Nga Leo Tolstoy. Họa chăng lúc ấy tôi mới có đủ thời gian và sách giấy để ghi nhận lại tất cả những vui, buồn, thăng trầm của những ngày lội nước lụt vào tù làm hồ sơ cho con lai, hoặc chính người tị nạn tay không (mà giấy tờ cũng không) nhưng dám ra Thượng Viện tranh cãi với Giáo Hội Công Giáo Phi. Chắc chắn không thể thiếu những gương mặt, những nhân vật đã nổi đình, nổi đám của một thời tị nạn. Một chủ tịch Chế Nhật Giao của Làng ViệtNam. Một nữ tu có cái tên và cá tính khá đặc biệt: Sơ Pascale Lê Thị Tríu.

Và dĩ nhiên là hàng chục, hàng trăm người khác đã góp công, góp sức, góp tiền, và góp cả một khoảng đời của họ cho cuộc vận động đến hôm nay có thể nói là đã thành công viên mãn. Từ những người vào cuộc lúc đầu tiên như Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng của tổ chức Boat People SOS, Dân Biểu Trần Thái Văn lúc ấy vẫn chưa tham gia chính trường, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân và Trần Kinh Luân của tổ chức LAVAS, cho đến Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, anh Ðoàn Việt Trung của Cộng Ðồng Người Việt ở Úc, Tiến Sĩ Lê Duy Cấn và Liên Hội Người Việt ở Canada. Những thiện nguyện viên đến từ khắp năm châu mà tôi không thể nào nhớ hết: Shamiso từ Zimbabwe, Diễm Kiều từ Na Uy, Tom & Alex từ Anh, Quân, Thi, Jared, Anh từ Mỹ, Vy & chị Nhung từ Canada, Matt từ New Zealand, Alison, Trang, Lisa & Linda từ Úc. Và dĩ nhiên là những chính trị gia nổi tiếng đầy quyền lực: Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Gene Dewey và bà Kelly Ryan, Thượng Nghị Sĩ John McCain & Edward Kennedy, cựu Bộ Trưởng Bộ Di Trú và Bộ Tư Pháp Úc Philip Ruddock, bà Bộ Trưởng Diane Finley của Canada, etc. Không thể nào kể hết ra được từng người ấy, từng sự kiện, khúc quanh trong bài viết này. Cũng như tôi không thể nào có thể chia sẻ đầy đủ và sống lại với bạn đọc tấm lòng và cảm xúc của những nhà báo, nghệ sĩ đã tham gia đóng góp vào công cuộc đấu tranh khi bão táp dồn dập tưởng chừng như không thể nào thoát ra được. Nếu không có họ các anh Du Miên, Ngụy Vũ, Nam Lộc, cô Khúc Minh Thơ, anh Công Thành & Lyn, Kỳ Duyên, Như Quỳnh, Trizzie Phương Trinh, Bằng Kiều, Trúc Linh, Thanh Hà, và nhiều nhiều người khác nữa, chắc chắn chúng ta không có được ngày hôm nay. Vợ gặp được chồng, anh em sum họp. Và chắc chắn hơn nữa là văn phòng sẽ không thể nào ngày mai đóng cửa.

Nhưng mà thôi. Ðấy là chuyện của quá khứ và nếu có dịp sẽ là tiền đề cho quyển sách đầu tay của tôi trong tương lai. Riêng trong giờ khắc cuối cùng này, tôi chỉ cần biết nếu như Úc là nơi tôi đã tốt nghiệp ra trường, Hồng Kông và văn phòng luật sư Pam Baker là nơi tôi có cơ hội thực tập và học hỏi, thì quần đảo Philippines, Palawan và thủ đô Manila là nơi tôi đã trưởng thành trong vòng tay nhân ái, đùm bọc của những người Việt tị nạn. Nếu không có họ, tôi sẽ không có ngày hôm nay. Họ kém may mắn, nhưng lại luôn tràn đầy niềm tin và hy vọng. Có lẽ ngay cả lúc ấy họ cũng đã hiểu thấu được câu nói của nhà biên kịch Anh Oscar Wilde mà tôi rất thích: We are all in the gutter, but some of us are looking at the stars.

Ðộc giả nào dịch được câu nói này hoàn chỉnh nhất xin vui lòng email cho tôi ở địa chỉ hoitrinh@hotmail.com. Xin cảm ơn tất cả.

      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết quả xổ số  trong Đêm Hội Ngộ Tri Ân và Gây Chút Quỹ cho VOICE sep,6th 2015

tại Houston TX

 

Giải Nhất # 3492 Tivi 55’’ người trúng giải  Phú LA ( Directv Lãng Nguyễn bảo trợ)

 

Giải nhì  # 0816   Iphone 6 người trúng giải  Tess       ( Phils )   Thắng Dung bảo trợ )

 

Giải ba # 1970 gift card 200 người trúng giải  Bạch CĐTD (Dũng John  Legaspi bảo trợ )

 

Giải tư #0124 Xâu chuổi  người trúng giải  A Hoàng Xuân  Lý ,, Anh Chị Hải Lan Cali bảo trợ

 

Giải năm #2564 Xâu chuổi   người trúng giải  Tài huỳnh  ,, Anh Chị Hải Lan Cali bảo trợ

 

Giải tư #3430 Xâu chuổi,,, người trúng giải HAC ,, Anh Chị Hải Lan Cali bảo trợ

 

Giải may mắn cuối cùng cái Gối Tempur Chị Quân phương bảo trợ #3087  người trúng giải Vy Võ



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết quả xổ số những giải may mắn trong Đêm Hội Ngộ tại  Houston Lần 2

 July 1, 2012

 

  

     
Giải 3 mang số 1653  1 gift card trị gía  $100

(Chưa có Người Nhận)

. Giài 2 mang số  1374 

  Television 32” plasma( Bảo Trợ Ông Bà Anh Trinh )

       người trúng giải là

Nguyễn Đắc Hào

Cựu Thuyền Nhân Palawan

 


.Giải 1 mang số  1080  Tấm Nệm Tempur pedic Queen sise ( Bảo Trợ Ông Bà Lãng Nguyễn Direct Furniture )  người trúng giải là Chị Hương ( Đội Andres) cựu Thuyền Nhân Palawan 

Chúng tôi xin thành thật cám ơn sự hiện diện của  Ông   Bà Cô

 Chú và anh chị em đã dành chút thì giờ quý báu cho Đêm Hội Ngộ tại Houston Lần 2

 với Mục Đích Góp Một bàn Tay cho Người Tỵ nạn

Trong Chương Trình VOICE của Luật Sư Trịnh Hội

 

 


 




Người Việt Tỵ Nạn Tại Philippines
Houston 77083
United States

trungnguyen@tynanphilippines.com

Facebook